Nghệ thuật tranh trường phái Siêu thực có nét gì đặc biệt?

Trường phái Siêu thực là một trong những trường phái tranh độc đáo và bí ẩn trong lịch sử nghệ thuật. Dưới góc nhìn của người họa sĩ, trường phái Siêu thực, mọi thứ vô hình đều trở nên rất thật. Thế giới quan của họ trong các bức tranh gần như khác biệt với thực tại. Tìm hiểu trường phái hội họa Siêu thực là gì trong bài viết sau nhé!

Trường phái hội họa Siêu thực là gì?

Trường phái Siêu thực bắt nguồn từ chủ nghĩa Siêu thực, mà ở đó người ta chú trọng khai thác tâm trí vô thức. Chủ đề yêu thích của họ là huyền thoại và chủ nghĩa nguyên thủy. Mặc dù đã không còn nữa, thế nhưng phong cách này vẫn duy trì tầm ảnh hưởng đến tận ngày nay.

Hình ảnh Siêu thực trong trường phái này là hình thái đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên cũng là thành phần khó nắm bắt nhất để phân loại và xác định. Mỗi họa sĩ sẽ thể hiện lên tranh Siêu thực của mình bằng những hình ảnh nảy sinh trong giấc mơ hoặc vô thức. Những hình ảnh này thường xa lạ, rối rắm và có phần kỳ quái.

Bên cạnh đó, thiên nhiên chính là phần dễ gặp nhất trong các tác phẩm thuộc trường phái Siêu thực.

Bức tranh “The Tilled Field” sáng tác năm 1923 của họa sĩ Joan Miro
Bức tranh “The Tilled Field” sáng tác năm 1923 của họa sĩ Joan Miro

Khởi đầu của trường phái Siêu thực

Chủ nghĩa Siêu thực được phát triển từ phong trào Dada nằm trong cuộc nổi dậy chống sự tự mãn của tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, những ý tưởng nghệ thuật lại bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, người có tác động mạnh nhất và đầu tiên trong trường phái Siêu thực này chính là Giorgio de Chirico.

Những bức tranh của ông mang đầy sự bất ổn với những hình thù kỳ dị. Ngoài ra, có thể kể đến những người truyền cảm hứng mạnh mẽ trong quá khứ như Gustave Moreau, Arnold Bocklin, Odilon Redon và Henri Rousseau. Họ đều là những người ấn tượng với chủ nghĩa nguyên sơ, hình tượng ngây thơ, huyền ảo.

Những nghệ sĩ thời Phục Hưng như Giuseppe Arcimboldo và Hieronymous Bosch cũng đem đến nguồn cảm hứng bất tận cho trường phái Siêu thực. Họ không bận tâm và lo lắng đến các vấn đề thẩm mỹ liên quan đến đường kẻ, màu sắc. Thay vào đó, họ đặt mình vào tâm thế buộc phải sáng tạo những gì mà chủ nghĩa Siêu thực cho đó là “Thực”, điển hình là bức tranh chân dung sơn dầu “Flora” của Giuseppe Arcimboldo.

Bức tranh “Flora” thuộc trường phái Siêu thực của họa sĩ Giuseppe Arcimboldo
Bức tranh “Flora” thuộc trường phái Siêu thực của họa sĩ Giuseppe Arcimboldo

Các chủ đề và phong cách trong trường phái tranh Siêu thực

Trường phái tranh Siêu thực đồng cảm với tư tưởng chống lại chủ nghĩa duy lý Dada. Những người theo chủ nghĩa này tiếp nối phong trào bằng cách sử dụng nghệ thuật như một sự rũ bỏ các diễn biến chính trị bạo lực. Một phần cũng để thể hiện sự bất mãn của họ về một thế giới bất định.

Họ sử dụng hình ảnh kỳ ảo, mơ hồ để làm phương tiện gửi gắm những tâm tư sâu kín. Chúng có phần lập dị, mang tính biểu tượng và giúp lột trần những phiền muộn từ sâu bên trong cảm xúc.

Sự hưng thịnh và suy tàn của trường phái Siêu thực

Trường phái Siêu thực được bắt nguồn từ Pháp theo phong trào Dada chống lại chủ nghĩa duy lý. Mà biểu hiện rõ ràng nhất của chủ nghĩa này chính là những bức tranh trường phái Siêu thực.

Đặc biệt là vào những năm 1930 - 1940, khi mà các biến động chính trị và Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, nhiều nghệ sĩ đã bị cuốn vào vòng xoáy của chủ nghĩa Siêu thực, nỗi lo sợ về một tương lai đen tối, sợ hãi rằng nền văn minh nhân loại đang đà sụp đổ ngày một tăng cao.

Sau khi chiến tranh kết thúc, những tư tưởng của nhóm họa sĩ theo trường phái tranh Siêu thực bị thách thức bởi sự nổi lên của chủ nghĩa Hiện sinh, dựa trên sự tôn vinh chủ nghĩa cá nhân nhưng lý trí nhiều hơn Siêu thực. Ngoài ra, trong nghệ thuật còn xuất hiện trường phái tranh Ấn tượng, Trừu tượng khi kết hợp với những nghệ sĩ Siêu thực. Tạo ra những kỹ thuật để biểu hiện sự vô thức mới mẻ, sáng tạo hơn.

Cũng chính trong thời gian này, những người khởi xướng nên phong trào Siêu thực dần rời bỏ và phân tán thành phe phái nhỏ hơn. Từ đó, chủ nghĩa Siêu thực hay các nghệ sĩ trường phái Siêu thực không còn hoạt động sôi nổi như trước nữa.

Một bức tranh trường phái nghệ thuật Siêu thực của họa sĩ Paco Pomet
Một bức tranh trường phái nghệ thuật Siêu thực của họa sĩ Paco Pomet

Các tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Siêu thực

“Harlequin's Carnival” (1924) của họa sĩ Joan Miró

Một tác phẩm mang không gian tinh quái và dị thường, đại diện xuất sắc cho sự lệ thuộc vào những hình ảnh huyền ảo. Bên cạnh đó, kết hợp với việc ứng dụng hình thái sinh học trong chủ nghĩa Siêu thực.

Có thể thấy, hình thái sinh học trong bức tranh giống như các sinh vật hữu cơ nhưng lại có hình dạng đặc biệt, khó có thể xác định là thứ gì cụ thể.

Không gian ba chiều và những hình hài tinh nghịch được xây dựng đến từng chi tiết. Đây cũng là điểm chung xuyên suốt trong quá trình theo đuổi chủ nghĩa Siêu thực của Miró.

 “Harlequin's Carnival” (1924) của họa sĩ Joan Miró
“Harlequin's Carnival” (1924) của họa sĩ Joan Miró

“Battle of Fishes” (1926) của họa sĩ André Masson

Masson là một trong những tín đồ cuồng nhiệt nhất của kỹ thuật viết vô thức. Ông bắt đầu những nghiên cứu độc lập của mình từ năm 1920. Ông thí nghiệm việc sáng tác dựa trên các điều kiện như sử dụng thuốc, làm việc trong tình trạng thiếu ngủ hoặc thiếu điều kiện sống. Nhằm làm suy yếu khả năng kiểm soát hành động có ý thức, nhờ đó mà có thể thâm nhập vào cõi vô thức của mình.

Tác phẩm “Battle of Fishes” thuộc trường phái Siêu thực được ra đời dựa trên những trải nghiệm của ông trong Thế chiến thứ nhất. Ông tham gia phiến quân trong 3 năm và bị thương nặng khiến hàng tháng trời phải hồi phục trong bệnh viện quân đội. Nhiều tháng sau đó phải điều trị trong một bệnh viện tâm thần. Ông bị trầm cảm nặng nhiều năm liền vì những ám ảnh không thể xóa bỏ trong suốt cuộc chiến tranh. Vì vậy, bức tranh mang đậm những chi tiết thể hiện một cuộc chiến ác liệt. Mà trong đó, các chiến binh là những con cá có hàm răng sắc nhọn, máu đổ lênh láng.

 “Battle of Fishes” (1926) của họa sĩ André Masson
“Battle of Fishes” (1926) của họa sĩ André Masson

“Mama, Papa is Wounded!” (1927) của họa sĩ Yves Tanguy

Tanguy được truyền cảm hứng bởi các dạng sinh thái của Jean Arp, Ernst và Miró. Đồng thời thích nghi và nhanh chóng phát triển vốn từ ngữ hội họa trường phái Siêu thực của riêng mình. Đó là các amip, sinh trưởng trong điều kiện cằn cỗi, bí ẩn. Đây cũng là ảnh hưởng lớn từ những chuyến đi đến Argentina, Brazil và Tunisia khi ông còn trẻ.

➤ Xem thêm: Trường phái trừu tượng là gì?

Các tác phẩm của Tanguy thường mang đặc trưng bởi phong cảnh hoang dã rải rác, vật thể giống đá ma thuật được vẽ bằng ảo ảnh. Các tác phẩm cũng thường mang một bầu trời u ám với tầm nhìn tưởng như vô tận.

 “Mama, Papa is Wounded!” (1927) của họa sĩ Yves Tanguy
“Mama, Papa is Wounded!” (1927) của họa sĩ Yves Tanguy

Đây là ba họa sĩ tiêu biểu trong công cuộc theo đuổi chủ nghĩa Siêu thực của các nghệ sĩ theo trường phái Siêu thực. Họ sử dụng nhiều kỹ thuật, hòa mình vào thế giới hư ảo của bản thân để có thể sáng tác được những bức tranh Siêu thực. Giúp bày tỏ tâm tư, cảm xúc kìm nén của chính bản thân mình trong suốt giai đoạn chiến tranh lầm than. Bạn nghĩ sao về chủ nghĩa Siêu thực và các bức tranh trường phái Siêu thực? Nếu yêu thích các bức tranh vẽ tay được sáng tác độc quyền từ những họa sĩ tài hoa, hãy liên hệ ngay với Thế giới Hội họa để được tư vấn và mua ngay cho mình những bức tranh độc đáo, tuyệt vời nhé!

DMCA.com Protection Status