Tuyển chọn tranh phong cảnh quê hương Việt Nam của hoạ sĩ Lê Anh Thanh
Đi nhiều để cảm nhận quê hương
Thường xuyên thực hiện các chuyến đi thực tế để rời xa thành phố ồn ào, họa sĩ Lê Anh Thanh (hiện sống và làm việc tại TPHCM) tìm về những vùng quê yên bình, đắm mình trong không gian của cỏ cây và sông nước, khám phá vẻ đẹp từ những điều nhỏ bé nhất trong thiên nhiên.
Để kết nối với ký ức quê hương, anh vẽ những bức tranh theo phương pháp tả thực. Qua tác phẩm của họa sĩ Lê Anh Thanh, người xem cảm nhận thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự giản dị xung quanh.
Hình ảnh quê hương thân thương trong tranh của hoạ sĩ Lê Anh Thanh
Với một họa sĩ chuyên vẽ phong cảnh và luôn tìm về ký ức tuổi thơ, những chuyến đi thực tế là không thể thiếu đối với Lê Anh Thanh để tạo ra các tác phẩm sống động và chân thực.
Anh thường xuyên thực hiện những chuyến đi như vậy, và điểm đến thường là các vùng quê còn giữ được nét hoang sơ, thuần nông. Những nơi này thường gợi lên trong anh những hoài niệm, bắt gặp lại hình ảnh mình khi còn là trẻ mục đồng trên bãi cỏ, đang chơi đùa cùng bạn bè dưới gốc đa đầu làng dưới ánh nắng chan hòa.
Trong những chuyến đi ấy, thường có thêm đồng nghiệp, nhất là người dân địa phương, họ có thể dẫn anh đi khắp nơi và cùng nhau vẽ trực họa. Đây là trải nghiệm thăng hoa của các họa sĩ để tìm cảm xúc. “Với tôi, là một họa sĩ hiện thực, trực họa như một cách ghi nhớ và phác thảo”, họa sĩ Lê Anh Thanh chia sẻ. “Công việc sau đó là về xưởng vẽ, xây dựng lại, tạo không gian, thời gian, hoạt cảnh để khi hoàn tất tác phẩm, người xem như được sống lại trong những ngày xa xưa yên bình.”
Mỗi khi chuẩn bị cho một tác phẩm, đứng trước tấm toan trắng, Lê Anh Thanh thường đắn đo nhiều, nhưng khi đã vào mạch cảm xúc, mọi thứ tuôn trào, để sau đó anh cảm thấy thanh thản và nhẹ nhàng:
“Ai đó từng nói: Hoài niệm là một cảm xúc, đôi khi là một tình trạng khao khát những gì thuộc về quá khứ và thường là lý tưởng hóa chúng. Với tôi, đó là sự luyến tiếc quá khứ, lòng nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà, nhớ người...
Giữa thành phố ồn ào, đông đúc với cuộc sống bon chen, bỗng dưng ta bắt gặp một hình ảnh dẫn ta về quá khứ, một ngôi nhà tường rêu cũ kỹ, ẩm ướt, của ông bà hay của một người hàng xóm mà ta thường đi qua hoặc từng ghé thăm. Nhớ về trò chơi ú tim của những cô bé, cậu bé, khi đã chơi đùa mệt mỏi, mồ hôi nhễ nhãi, khát khô cổ họng chạy tới bể nước lọc phèn, dùng gáo dừa uống mà chẳng hề đắn đo.”
Những buổi trưa hè rực rỡ nắng trải dài trên các con đường làng, trong những khoảng sân tĩnh lặng, chỉ còn nghe tiếng gà trưa gáy vang cùng dàn hợp xướng râm ran của lũ ve sầu trên ngọn cây. Còn bọn trẻ thì tụ tập dưới gốc cây hay một góc vườn mát rượi nào đó, thỏa sức chơi đùa với những trò nghịch ngợm của tuổi thơ.
Đầu giờ chiều, chúng tôi lại dắt trâu ra bãi, khi trâu đã mải mê gặm cỏ, cả bọn ùa xuống sông nô giỡn thỏa thuê. Hoặc tìm một lòng mương góc ruộng, be bờ đắp đất, ngửa chiếc mũ kè tát cạn vũng nước. Chiều về, giỏ đầy cá đòng đong, mẹ lại có nồi cá kho nghệ đậm đà để cả nhà thưởng thức.
Họa sĩ Lê Anh Thanh là người nặng lòng với hoài niệm. Anh luôn nuối tiếc những không gian xưa cũ, những ngôi nhà nhỏ mát rượi đầy ắp kỷ niệm nằm trong những khu vườn rau, có ao cá, chuồng gà. Những lần khách đến chơi, mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ cần sai thằng nhỏ ra bà hàng xén đầu làng mua thêm chút đồ là đủ.
Anh tiếc nuối những góc làng rợp bóng cây, trưa hè trốn ngủ rủ nhau rình chim, thi thố những trò tinh nghịch rồi về chịu những trận đòn roi mà lại quên ngay để tiếp tục vào buổi trưa hôm sau. Anh nhớ những triền đê đầy nắng và gió với những cô cậu bé cùng làng nô giỡn đến mệt nhoài rồi ù té xuống dòng sông quê mát rượi. Tối về, đầu nóng hôi hổi, mẹ lo lắng giặt khăn ướt đắp lên trán và ngồi than phiền. Giờ đây, khi đã trưởng thành, họa sĩ Lê Anh Thanh vẫn mong được khờ dại quay lại tuổi thơ để chơi đùa mà không phải bận tâm về cuộc sống.
Các tác phẩm của Lê Anh Thanh, khi được giới thiệu trên các nền tảng mạng xã hội, đều được đón nhận một cách chân thành. “Có lẽ nhờ vào cách làm việc nghiêm túc của tôi mà tôi đã chạm được vào cảm xúc của họ. Nhiều nhà sưu tập quan tâm và chọn mua ngay khi màu còn chưa khô. Đó cũng là động lực và nguồn kinh phí để trang trải cuộc sống và chi phí cho các chuyến đi thực tế tìm cảm hứng mới cho các tác phẩm sau.”
Với Lê Anh Thanh, cuộc sống là một cuộc chạy đua, đầy rào cản và thách thức, nhưng cũng đầy khao khát. Anh không chọn đứng im mà chọn sống di chuyển, đi để đến. Anh tìm cho mình một vị trí để có cái nhìn bao quát, xa hơn và cao hơn. Với mục tiêu dài hơi trong loạt tranh “Ký ức quê hương”, họa sĩ Lê Anh Thanh có nhiều dự định và hoài bão để tiếp tục xây dựng thêm những chủ đề phong phú, mỗi hình ảnh sẽ là một câu chuyện đối với mỗi người.
Hình ảnh quê hương qua nét vẽ của họa sĩ Lê Anh Thanh
@thegioihoihoa.com Tác phẩm chọn lọc tranh phong cảnh Việt Nam của hoạ sĩ Lê Anh Thanh #tranhphongcảnh #tranhquêhươngViệtNam #cảnhđồngquê #sôngquê #ngườigặtlúa #mùagặt #vietnameseart #vietnamlandscape #tranhđồngquê #tranhsôngquê #art #landscapepainting #ruralvietnam #vietnamesecountryside #tranhphongcanhdep #tranhmientay #nghệthuật #vietnameseartist #vietnamesepainting #tranhphongcảnhViệtNam #tranhquêhương #vietnamculture #tranhphongcanhquehuong #tranhcảnhđồngquê #tranhphongcảnhsôngquê #tranhmùagặt #tranhngườigặtlúa #vietnamesevillage #vietnamesefarmers #vietnamlandscapepainting #tranhcảnhđồngquê #landscapeart #vietnamart #tranhmùagặt #cảnhđồnglúa #vietnamesericefield #tranhmùagặt #vietnamesefarmlife #riceharvest #paintingsofvietnam #artvietnam #tranhphongcảnhquêhương #tranhphongcanhvietnam #tranhcảnhđồngquê #tranhcảnhđồnglúa #vietnameselandscape #vietnameseculture #vietnameselandscapepainting #vietnameseruralart #vietnameselandscapes #ruralart #tranhcảnhđồngquê #artofvietnam #vietnamesetradition #vietnamesevillagepainting #tranhvietnam #tranhmùagặt #vietnamesepaintings #vietnameselandscapeart #tranhquehuong #vietnameseculture #paintingsofruralvietnam #vietnamesevillages #tranhphongcảnh #tranhmùagặt #riceharvestpainting #vietnamesericeharvest #vietnamesetraditionallife #tranhphongcanhvietnam #vietnameseriver #vietnamesericefields #vietnameselife #vietnameselandscapepaintings #vietnameselandscapes #tranhphongcanhdep #tranhngườigặtlúa #riceharvestart #vietnameseartgallery #tranhphongcảnhquêhương #vietnameserurallife #vietnameseartworks #tranhsôngquê #landscapepaintingsofvietnam #vietnamruralart #vietnamlandscapeart #vietnameseriverpainting #tranhđồngquê #vietnamesetraditionalart #tranhphongcanhdep #vietnamesericefieldart #vietnameseharvestart #tranhmùagặt #vietnamesevillageart #vietnameselandscapeartwork #tranhphongcảnhsôngquê
♬ Gợi Nhớ Quê Hương - Ngọc Huyền
Gặp họa sĩ Lê Anh Thanh vào một buổi chiều Thu, anh đang miệt mài hoàn thiện nét vẽ cuối cùng cho bức tranh mùa Thu bên bìa làng, bên giá tranh, nhìn qua khung cửa sổ. Đã rời quê hương gần 20 năm, họa sĩ Lê Anh Thanh chỉ còn biết ngắm nhìn nơi mình sinh ra qua từng nét vẽ. Anh nói, quê hương nơi anh sinh ra thanh bình và thơ mộng, anh nhớ mùa thu nhẹ nhàng, tinh khiết, êm đềm như một bài thơ. Những sợi nắng mỏng manh len lỏi qua kẽ lá, rơi nhẹ giữa bụi cây…
Anh Thanh cho biết anh có năng khiếu và đam mê vẽ tranh từ nhỏ. Những ngày học cấp 2 ở trường làng, anh đã ấp ủ ước mơ trở thành họa sĩ. Cái duyên với nghề vẽ mỗi lúc một lớn, xa quê lập nghiệp chính là cơ hội để anh thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
“Hơn hai chục năm trước, tôi vào Sài Gòn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh cho một xưởng của họa sĩ Pháp. Sau này chủ của tôi mất, năm 2019, tôi ra ngoài làm họa sĩ tự do. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, bức tranh sơn dầu trên vải tái hiện cảnh quê hương ra đời,” anh Thanh nhớ lại.
Tận dụng thời gian giãn cách xã hội không thể đến phòng tranh, anh Thanh đã hoàn thiện bộ tranh gồm 50 bức tái hiện ký ức quê hương. Bộ tranh khắc họa lại khung cảnh làng quê, con đường, ngõ xóm, những miền ký ức từng gắn bó với anh suốt tuổi thơ.
Anh Thanh tâm sự: “Tôi là người con xa quê luôn hướng lòng và nỗi nhớ về quê nhà. Thông qua bộ tranh lần này, tôi muốn gửi gắm tình thương nơi đã lưu giữ ký ức thời thơ bé của tôi. Ở đó, tôi đã có những ký ức tươi đẹp.”
“Tôi chỉ có một nơi để trở về và đó chính là quê hương,” anh nói.
Triển lãm trực tuyến tác phẩm tranh phong cảnh chọn lọc của hoạ sĩ Lê Anh Thanh
Qua 50 bức tranh tái hiện khung cảnh quê hương, anh Thanh muốn khơi dậy ký ức nơi anh sinh ra. Ở đó có những ngôi nhà, buổi chiều đi chăn trâu, triền đê, những căn nhà với mái ngói cũ kỹ. Tất cả thật tươi đẹp.
Anh giãi bày, anh sinh ra và lớn lên ở quê, vì thế "quê hương" luôn là chủ đề mà anh có nhiều chất liệu để sáng tạo.
Dù chưa từng học qua hội họa chuyên nghiệp, chính niềm đam mê với cây cọ đã giúp anh Thanh khơi nguồn cảm hứng cho việc sáng tác tranh. Bộ tranh "quê hương" của họa sĩ Lê Anh Thanh ra đời đã chạm đến trái tim của nhiều cư dân mạng. Qua nét vẽ sáng tạo, đầy xúc cảm, những vẻ đẹp xưa cũ, trong trẻo hiện lên thật gần gũi, thân thương khiến người xem lắng đọng về cuộc sống bình yên, dung dị một thời.
Bộ tranh sau khi đăng tải lên mạng xã hội đã nhận về hàng trăm lượt yêu thích, bình luận và hàng nghìn lượt chia sẻ. Ai nấy đều tỏ ra thích thú trước những bức tranh anh Thanh tự tay khắc họa vì đã giúp họ vơi đi nỗi nhớ quê nhà.
Tài khoản Quỳnh Chi xúc động bày tỏ: “Bộ tranh này giúp tôi hồi tưởng lại ký ức quê nhà, nhớ lại những ngày xưa cũ ngồi lê la với đám bạn nơi triền đê, những ngày mải chơi để trâu gặm cỏ nhà hàng xóm. Những ký ức ấy càng hiện lên rõ nét hơn và giúp tôi quên đi nỗi nhớ quê nhà.”
Chị Doãn Thùy Trang (28 tuổi, TP HCM) rưng rưng nước mắt khi xem những bức tranh của họa sĩ Lê Anh Thanh. Chị nói, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên suốt gần 1 năm nay chị chưa được về quê.
“Xem xong bộ tranh vẽ này tôi như được ‘xuyên không’ trở về quê hương. Tôi sinh ra và lớn lên ở nông thôn nên những hình ảnh, chi tiết trong tranh rất quen thuộc. Nó vừa gợi nhớ nhiều ký ức tuổi thơ vừa giúp tôi vơi đi nỗi nhớ quê nhà,” chị Trang tâm sự.
Biết tranh của mình được cộng đồng mạng đón nhận nhiệt tình, họa sĩ Lê Anh Thanh không khỏi xúc động. Tay đã vương màu, anh lấy vội cây cọ nhúng vào hộp màu, nói: “Qua những bức tranh về quê hương, tôi muốn tái hiện lại khung cảnh nên thơ một thời của đất nước, từ đó giáo dục con người về lòng yêu quê hương, đất nước.”
Website TGHH tổng hợp tg Việt Quỳnh báo Đại Đoàn Kết