Khám phá dòng tranh sơn mài | Các bức tranh sơn mài Việt Nam đẹp

Tranh sơn mài là một trong những “điểm sáng” trong lĩnh vực hội họa Việt Nam. Dòng tranh này ẩn chứa nét độc đáo, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật rất cao. Dòng tranh này ngày càng phát triển và có những “bước chuyển” mới để theo kịp xu hướng nghệ thuật hội họa hiện đại. Hãy cùng Thế Giới Hội Họa tìm hiểu rõ hơn về dòng tranh này trong bài viết sau đây!

Lịch sử ra đời của tranh sơn mài Việt Nam

Tại Việt Nam, vết tích sơn mài đã được tìm thấy từ nhiều thế kỷ trước. Vào thời Đinh (930 - 950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để quét lên thuyền. Nhiều cổ vật, pho tượng gỗ từ các triều đại Lê, Lý, Trần được tìm thấy đều “sơn son thếp vàng”. Vào thời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1460), cụ Trần Lư (hiệu Trần Thượng Công) được tôn vinh là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề sơn mài.

Năm 1925, các hoành phi câu đối được “sơn son thếp vàng” lâu đời của Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với họa sĩ Joseph Inguimberty khi ông làm việc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Ông đề xuất với thầy Victor Tardieu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Trường Đại học Mỹ thuật ngày nay) đưa sơn mài vào chương trình nghiên cứu. Trước đó, người ta chỉ sử dụng sơn kết hợp với kỹ thuật mài để vẽ tranh. Sau đó, các họa sĩ đã thêm các chất liệu khác như: trứng, tre hay vỏ ốc để tạo nên bức tranh sơn mài vô cùng tinh tế và sáng tạo. Màu nâu, đen và đỏ son là ba màu cơ bản thường có trong các bức tranh.

Đến thập niên 90, kỹ thuật sơn mài có nhiều bước tiến, màu sắc cũng đa dạng hơn. Tranh sơn mài cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu. Khi vẽ tranh, các họa sĩ thường dùng kỹ thuật “chôn màu” hoặc “móc màu lên” thì lúc ấy lại chuộng lối vẽ “thêm vào” của tranh sơn dầu. Một trong những bức tranh nổi tiếng ở thời kỳ này là bức “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm đã trở thành một trong những bảo vật quốc gia.

Bức tranh sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí trở thành bảo vật quốc gia (Nguồn: VnExpress)
Bức tranh sơn mài “Vườn xuân Trung Nam Bắc” của danh họa Nguyễn Gia Trí trở thành bảo vật quốc gia (Nguồn: VnExpress)

Làng nghề sơn mài

Hiện nay, các làng nghề sơn mài tồn tại chủ yếu ở phía Bắc, nổi tiếng nhất là làng nghề Đình Bảng, Bắc Ninh. Việc làm sơn mài phụ thuộc vào thời tiết nên mùa xuân hoặc đầu hạ là thời gian mà người dân làng nghề bắt tay vào làm việc vô cùng sôi nổi. Để tạo ra tranh sơn mài hiện đại, người thợ sử dụng nhiều chất liệu từ nhiều vùng khác như: sơn thô từ Phú Thọ; sản phẩm chạm khắc từ làng Phù Khê; quỳ vàng, quỳ bạc từ làng nghề Kiêu Kỵ, Gia Lâm;...

Bên cạnh đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh, có một làng nghề sơn mài vô cùng nổi tiếng đó là Tương Bình Hiệp, Bình Dương. Làng nghề này là “chiếc nôi” của mỹ thuật sơn mài và đã tồn tại từ lâu đời.

Các công đoạn thực hiện một bức tranh sơn mài

Tranh sơn mài thường trải qua 3 công đoạn: bó hom vóc, trang trí và đánh bóng
Tranh sơn mài thường trải qua 3 công đoạn: bó hom vóc, trang trí và đánh bóng (Nguồn: Kiệt Tác Nghệ Thuật)

Quá trình tạo nên tranh sơn mài không hề đơn giản mà tốn rất nhiều thời gian và công sức. Để hoàn thiện nên một bức tranh đẹp cần trải qua 3 công đoạn như sau:

  • Bó hom vóc: Dùng đất phù sa hoặc bột đá trộn với sơn ta rồi giã nhuyễn để ​​hom, lấp vào vết nứt của tấm gỗ, giúp bảo vệ tấm gỗ không bị mối mọt, thấm nước hoặc co ngót theo thời gian. Mỗi lớp sơn cần được lót thêm một lớp vải màn hoặc giấy. Sau đó, để gỗ thật khô rồi hom sơn cả mặt trước và mặt sau. Quá trình này có thể mất từ 15 - 20 ngày nhưng đổi lại tranh sẽ được bảo quản đến 400 - 500 năm.
  • Trang trí: Sau khi có được tấm vóc chắc chắn, người họa sĩ chế tác các chất liệu từ vỏ sò, vỏ xà cừ, vàng, bạc và dán lên tranh. Tiếp đến, họ phủ sơn và mài phẳng. Khi phủ sơn, người họa sĩ phải thật cẩn thận để tránh bụi bẩn rơi vào các chất liệu khi sơn ướt.
  • Rửa và đánh bóng: Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công của bức tranh. Bước này tạo nên độ bóng chìm và cũng là nét độc đáo của dòng tranh này. Sau tất cả, chúng ta có được một bức tranh sơn mài đẹp đẽ và tinh tế.

Nét “chuyển mình” đối với tranh sơn mài hiện đại

Tranh sơn mài hiện đại

Nhờ những bước “chuyển mình” kịp thời mà ngày nay, nghệ thuật sơn mài vẫn mang một dấu ấn riêng. Các kỹ thuật và chất liệu đa dạng hơn giúp các họa sĩ thỏa sức sáng tạo. Bức tranh “Soi gương” của họa sĩ Huyền Thanh mang đậm hơi thở hiện đại. Bức tranh được chế tác từ các vật liệu như như vàng ta, bạc ta, sơn Phú Thọ, sơn ta, vỏ trai, vỏ trứng và vật liệu khác; không sử dụng thiếc. Bức tranh phù hợp để bố trí trong các không gian sang trọng và hiện đại.

Tranh sơn mài “Soi gương” của họa sĩ Huyền Thanh
 Tranh sơn mài “Soi gương” của họa sĩ Huyền Thanh

Cũng thể hiện vẻ đẹp của phụ nữ nhưng bức tranh sơn mài “Vườn xuân” của họa sĩ Vũ Đình Lương lại lột tả vẻ đẹp truyền thống đầy ma mị.

Tranh “Vườn xuân” của họa sĩ Vũ Đình Lương
Tranh “Vườn xuân” của họa sĩ Vũ Đình Lương

Một số bức tranh sơn mài đẹp, nổi bật tại Thế Giới Hội Họa

Tranh sơn mài “Cảnh quê” của họa sĩ Vũ Đình Lương
Tranh sơn mài “Cảnh quê” của họa sĩ Vũ Đình Lương
Tranh sơn mài nghệ thuật “Nude” của họa sĩ Vũ Đình Lương 
Tranh sơn mài nghệ thuật “Nude” của họa sĩ Vũ Đình Lương
Tranh sơn mài “Sen tháng 5” của họa sĩ Nguyễn Bảo Châu 
Tranh sơn mài “Sen tháng 5” của họa sĩ Nguyễn Bảo Châu
Tranh sơn mài “Giấc mơ tình yêu” của họa sĩ Nguyễn Bảo Châu 
Tranh sơn mài “Giấc mơ tình yêu” của họa sĩ Nguyễn Bảo Châu

>>> Xem thêm: Bộ sưu tập tranh sơn mài đẹp tại Thế Giới Hội Họa.

Có thể nói, để tạo ra một bức tranh đẹp, người họa sĩ không chỉ có óc sáng tạo mà còn có đôi tay điêu luyện, thành thạo kỹ thuật. Thế Giới Hội Họa mang đến “sân chơi” bổ ích cho những người yêu nghệ thuật và có cơ hội sở hữu những bức tranh sống động, độc quyền của họa sĩ. Tất cả tranh sơn mài tại Thế Giới Hội Họa đều là độc bản và đi kèm giấy chứng nhận, chữ ký họa sĩ.

Nếu có đam mê nghệ thuật hội họa nói chung và nghệ thuật sơn mài nói riêng, bạn hãy đến với Thế Giới Hội Họa! Để mở tài khoản đấu giá các bức tranh độc bản tại Thế Giới Hội Họa, bạn hãy truy cập link https://thegioihoihoa.com/account/register!

DMCA.com Protection Status