Khám phá điều đặc biệt trong tranh trường phái Ấn tượng
Trường phái Ấn tượng là trào lưu đầu tiên trong nghệ thuật hội họa hiện đại. Các tác phẩm hội họa trường phái Ấn tượng thường thể hiện sự can đảm, phá vỡ quy tắc vẽ tranh truyền thống. Vậy tranh trường phái hội họa Ấn tượng là gì? Đặc trưng ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Trường phái Ấn tượng là gì?
Trường phái Ấn tượng là trào lưu nghệ thuật mới mẻ của một tập thể các họa sĩ đang tìm kiếm sự công nhận cho kỹ thuật sáng tạo, đột phá trong sử dụng màu sắc.
Mà ở đó, bức tranh “Ấn tượng, Mặt Trời mọc” - “Impression, soleil levant” của họa sĩ Claude Monet chính là cái tên gây ấn tượng đầu tiên.
Mục tiêu của trường phái ấn tượng là “using color in new ways to capture the feeling of a moment in time rather than painting each scene with exact details”. Tức là, “sử dụng màu sắc theo những cách mới để ghi lại cảm giác của một khoảnh khắc thay vì tô vẽ từng cảnh với các chi tiết chính xác”.
Sự ra đời của trường phái hội họa Ấn tượng
Ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19 tại Pháp, khi các họa sĩ trẻ cho rằng kiến thức mỹ thuật được dạy trên trường đã quá lỗi thời và cứng nhắc. Họ kết hợp với nhau ở Paris và cùng Claude Monet để tìm kiếm cho riêng mình một trường phái hội họa mới.
Họ bắt đầu vẽ những bức tranh ngoài trời, vẽ theo mẫu sống và tìm các khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống xung quanh.
Trải qua rất nhiều thăng trầm khi nỗ lực tìm kiếm sự công nhận và chỗ đứng của mình trong giới hội họa. Những người họa sĩ theo đuổi trường phái này có lúc phải sống trong cảnh khốn cùng, bởi tranh của họ không được các tổ chức nghệ thuật danh tiếng của Pháp đón nhận. Nhờ vậy, họ tự tạo ra cho mình những cuộc triển lãm riêng.
Sự phát triển của trường phái hội họa Ấn tượng
Đánh dấu cho thời khắc lịch sử của trường phái tranh hội họa Ấn tượng đó là vào năm 1874. Ngay tại xưởng làm việc của nhà nhiếp ảnh Félix Nadar trên đường Capucines, Paris, Pháp đã tổ chức buổi triển lãm đầu tiên. Cũng chính trong triển lãm này, cái tên “trường phái Ấn tượng” đầu tiên ra đời trong lời mỉa mai từ nhà báo Louis Leroy - thuộc tờ Charivari khi nói về bức tranh “Ấn tượng, Mặt Trời mọc” của họa sĩ Claude Monet.
Sau này, nhiều cuộc triển lãm khác ra đời và bất chấp những ý kiến trái chiều hay sự thù ghét của các thế lực khác. Mãi đến những năm 1880 - 1890, trường phái tranh Ấn tượng được Emile Zola và nhà buôn tranh Paul Durand - Ruel ủng hộ. Từ đó, chuyển sang một trang sử mới, êm ả hơn và dần được công chúng đón nhận.
Lúc này không còn sự can thiệp của các yếu tố chính trị, xã hội và kinh tế nữa. Đến năm 1904, nhà báo, phê bình nghệ thuật Théodore Duret đã mua tranh và xuất bản quyển “Lịch sử Ấn tượng” nổi tiếng.
Các họa sĩ tiêu biểu đại diện đầu tiên cho trường phái hội họa Ấn tượng
Khi nhắc đến họa sĩ trường phái Ấn tượng thì không thể bỏ qua những cái tên như Mary Cassatt, Edgar Degas, Max Liebermann, Claude Monet, Berthe Morisot, Camille Pissarro, Pierre Auguste Renoir, Alfred Sisley, Henri Marie Raymond de Toulouse-Lautrec,...
Ngoài ra, các họa sĩ tài ba khác như Vincent Van Gogh, Paul Cézanne, Paul Gauguin và Georges Seurat mặc dù mang đậm phong cách hội họa Ấn tượng, nhưng họ đã luôn muốn đẩy ranh giới của phong cách theo nhiều hướng sáng tạo khác nhau. Từ đó, đặt những viên gạch đầu tiên cho nền móng của nghệ thuật thế kỷ 20. Họ cũng tự xem mình là họa sĩ “hậu Ấn tượng” với điểm gốc là Ấn tượng và phát triển thành nhiều nhánh khác nhau.
Trong đó, Vincent Van Gogh thì đi theo chủ nghĩa biểu hiện, Cézanne theo trường phái Lập thể. Trong khi Gauguin và Seurat theo trường phái Dã thú và Phân điểm.
Đặc trưng của trường phái hội họa Ấn tượng
Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, ngày nay, các bức tranh thuộc trường phái Ấn tượng đã được “dễ thở” hơn. Đồng thời, được đông đảo công chúng đón nhận bởi tính độc đáo, màu sắc sinh động, nét vẽ chân thực, mềm mại và uyển chuyển vô cùng.
Ý tưởng của tranh trường phái hội họa Ấn tượng đó là các bức tranh được vẽ rất nhanh với mục đích ghi lại chính xác tổng quan khung cảnh. Những bức tranh này thể hiện một cái nhìn mới, nhanh và không định kiến.
>>> Xem thêm: Khám phá nghệ thuật hội họa trường phái dã thú độc đáo
Kỹ thuật vẽ tranh Ấn tượng
Trong khi các họa sĩ thuộc các trường phái khác dành thời gian trong phòng tranh thì những họa sĩ thuộc trường phái Ấn tượng thường dành thời gian ở ngoài trời. Để quan sát sự thay đổi của ánh sáng, chuyển động của không khí hay thời tiết có tác động đến chủ thể như thế nào.
Kỹ thuật vẽ tranh trường phái Ấn tượng thường sử dụng những vệt màu nhỏ, đồng thời hạn chế kỹ thuật trộn màu, nhằm tạo ra ảo giác những vệt màu nhỏ hòa quyện vào nhau trong quan sát của người xem.
Nhờ sự phát triển của lý thuyết màu sắc trong mỹ thuật đương đại mà trường phái Ấn tượng thừa hưởng được sự phân tích chính xác màu sắc và ánh sáng tự nhiên.
Họ từ bỏ các ý tưởng màu sắc thông thường, thay vì chỉ sử dụng màu đen, nâu cho bóng đổ của vật thể. Họ thêm các sắc độ màu khác khi thể hiện bóng để tăng thêm sức sống.
Họ cũng tìm cách nắm bắt bầu không khí của một khoảng thời gian cụ thể trong ngày hay điều kiện thời tiết khác nhau trong cùng một cảnh vật. Để vẽ được những khoảnh khắc bất ngờ này, đòi hỏi người họa sĩ phải biết nắm bắt và vẽ lại một cách nhanh chóng.
Chính những kỹ thuật vẽ tranh này, công chúng dần yêu thích sự chân thực, tự nhiên và đầy sức sống của trường phái Ấn tượng. Nhờ đó trở thành phong trào hội họa phổ biến nhất trong lịch sử nghệ thuật.
Ảnh hưởng từ nhiếp ảnh
Trong khi những bức vẽ truyền thống thường đặt chủ thể ở giữa bức tranh, bố cục của bức tranh theo trường phái Ấn tượng thường đa dạng và thích ứng với sự phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh trong ký họa hình ảnh cuộc sống thường nhật.
Các họa sĩ đã phá vỡ đi quy tắc trong bố cục truyền thống rằng những đường nét, sắc thái trên toàn bộ bức tranh đều phải được sắp xếp để dẫn dắt người xem đến tâm điểm bức tranh.
Họ sử dụng kỹ thuật bắt ánh sáng tương tự của nhiếp ảnh nhằm sáng tạo những dải lem màu có thể miêu tả chuyển động trong bức vẽ. Màu sắc và ánh sáng được dàn trải đều khắp không gian chứ không chỉ tập trung ở mỗi trung tâm như trước đây nữa.
Ảnh hưởng từ tranh điêu khắc gỗ Nhật Bản
Những mẫu điêu khắc gỗ của Nhật Bản phổ biến khắp nước Pháp thời bấy giờ. Bởi cách sắp xếp bố cục không đối xứng, có nhiều sự tương phản giữa vùng màu phẳng và các mảng hoa văn phức tạp. Đây chính là đặc điểm tuyệt vời mà các nhà hội họa trường phái Ấn tượng muốn theo đuổi. Trong đó, danh họa Vincent Van Gogh là người thể hiện rõ nét nhất.
Tranh vẽ phong cảnh ngoài trời
Đây chính là khởi đầu cho ý tưởng vẽ tranh ngoài trời với mẫu vật từ thiên nhiên. Họ nhận thấy sự tác động của ánh sáng đối với các màu sắc trong tự nhiên, khiến chúng có rất nhiều sắc độ qua từng thời gian trong ngày. Bất kỳ cảnh quan xung quanh nào cũng có thể trở thành đối tượng của họa sĩ vẽ tranh Ấn tượng.
Tranh tĩnh vật
Mặc dù tĩnh vật không phải là đối tượng ưu tiên của các họa sĩ trường phái Ấn tượng. Nhưng chúng cũng thể hiện được các mảng màu sắc rực rỡ, trải dài trên quang phổ Ấn tượng.
Trường phái hội họa Ấn tượng đã trải qua nhiều thời kỳ thăng trầm với đầy đủ những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhưng với tình yêu nghệ thuật mãnh liệt và niềm tin sắt đá vào lý tưởng của mình mà các họa sĩ vẽ tranh Ấn tượng đã dần thuyết phục được công chúng. Khiến trường phái tranh này trở thành trào lưu nổi bật nhất thế giới trong lịch sử nghệ thuật. Vậy còn bạn, bạn nghĩ sao về những bức tranh trường phái Ấn tượng này? Nếu yêu thích và mong muốn sở hữu riêng mình một bức tranh thuộc trường phái này, hãy liên hệ ngay với Thế giới Hội họa, rất nhiều bức tranh trường phái hội họa Ấn tượng do các họa sĩ nổi tiếng sáng tác đang chờ đợi bạn đấy!